https://docuhunter.com/

Hướng dẫn xử lý đồ thờ cũ

do tho cu

Hôm nay trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi sẽ Hướng dẫn xử lý đồ thờ cũ tránh mạo phạm thần linh, nếu làm trái sẽ không tốt cho gia chủ.

Cùng tham khảo các thông tin mà chúng tôi đã tổng hợp được sau

do tho cu

Hướng dẫn xử lý đồ thờ cũ

Bàn thờ

Nhiều gia đình sau khi muốn thay bàn thờ mới thường mang bàn thờ cũ vứt xuống sông hoặc bỏ đi như rác thải. Điều này không những ảnh hưởng đến môi trường mà còn thể hiện sự bất kính với thần linh, tổ tiên, không tránh khỏi bị quở trách.

Trước khi bỏ đi bàn thờ cũ cần phải dâng một lễ gồm hoa quả, đèn nhang nơi bàn thờ cũ rồi thành tâm xin được di chuyển linh vị các vị thần linh và hương kinh gia tiên từ nơi các đồ cũ sang đồ mới và thông báo cho tổ tiên, biết ngày hôm nay sẽ thu dọn ban thờ, mời tổ tiên và thần linh tạm lánh sang một bên để con cháu thực hiện công việc. Sau đó rút vài chân hương từ bát hương cũ đem sang bát hương mới, cây đèn cầy (nến) từ chân đèn cũ sang mới.

Từ xưa đến nay quan niệm rằng “mọi thứ sinh ra từ cát bụi và sẽ trở về với cát bụi”, bàn thờ cũng vậy. Bàn thờ làm từ gỗ, tức là thuộc ngũ hành mộc, để trở về với cát bụi (tức ngũ hành thổ) thì không có cách nào khác ngoài sử dụng ngủ hành hỏa đốt bàn thờ thành tro. Đối với bàn thờ xây bằng gạch đá có thể phá đi, phế liệu đổ ra nơi thanh tịnh là được.

Với các gia đình ở thành phố, diện tích nhỏ hẹp thì nên chẻ nhỏ bàn thờ cũ ra thành nhiều mảnh và tốt nhất là đốt trong lò đốt vàng mã để đảm bảo an toàn cho gia đình và cả khu dân cư. Lưu ý khi đốt phải kê một tấm kim loại dưới đáy để có thể thu được lượng tro từ bàn thờ cũ.

Lượng tro thu được có thể rắc quanh vườn hoặc chôn xuống đất. Với các gia đình ở chung cư thì nên mang về nhà thờ tổ xin phép được rắc xuống vườn hoặc ao, hồ.

Bát hương

Đại diện của bàn thờ là bát hương, vì thế khi thay mới bàn thờ thì phải xử lí bát hương đầu tiên rồi sau đó các đồ vật khác làm tương tự. Vẫn tuân theo nguyên tắc “mọi thứ sinh ra từ cát bụi và sẽ trở về với cát bụi”, bát hương thường được làm bằng gốm, sứ, tức thuộc ngũ hành mộc, vậy có thể đập nhỏ rồi sau đó mang ra vườn chôn. Tuyệt đối không vứt mảnh nhỏ của bát hương cũ bừa bãi và không vứt cùng với rác thải vì vừa bất kính với bề trên vừa gây nguy hiểm cho người khác.

Để thay bát hương mới thì gia chủ nên rút vài chân nhang cũ cắm sang bát hương mới và sửa soạn lễ vật gồm:

– 1 con gà lễ (nếu có)

– 1 chân giò trước làm sạch luộc chín

– 1 đĩa xôi trắng

– 1 chai rượu trắng (1/2 lít)

– 5 quả trứng gà ta (để sống) 2 lạng thịt vai (để sống), lễ xong phải luộc chín luôn

– 3 lá trầu + 3 quả cau

– 3 chén nước

– 5 quả tròn (táo, lê…)

– 9 bông hồng màu hồng son

– 1 đĩa gạo mối (không trộn lẫn)

– 1 lạng chè ngon + 1 bao thuốc lá

– 1 đinh vàng hoa

– 5 lễ vàng tiền

– 1 bộ quần áo quan thần linh đỏ, hia, mũ, ngựa đỏ, kiếm trắng

– 1 mâm cơm canh (không hành tỏi) + 6 bát cơm (1 xới)

Sau khi đã bày biện lễ vật tươm tất, người chủ gia đình thành kính đọc bài văn khấn như sau:

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

Con lạy chín phương trời mười phương Phật.

Con kính lạy các chư vị thần linh, hiển linh, hiển pháp, pháp thuật vô biên.

Hôm nay là ngày …….. tháng ……. năm …….

Tên con là …………………………………………..

Tín chủ của …………………………………………..

Địa chỉ …………………………………………………

Con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), mục đích con xin cầu………, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy, vạn sự như ý.

Con xin kính lạy các cụ tổ tiên nội ngoại sống khôn chết thiêng, hôm nay con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), kính xin các cụ về phù hộ độ trì cho con cho cháu mạnh khoẻ, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy.

Con kính lạy các bà cô tổ ông mãnh nội ngoại sống khôn chết thiêng cho con cầu………..…

Cúng xong, hương cháy hết đợt thứ nhất, sau khi thắp đợt thứ hai thì bắt đầu hóa tiền vàng, tờ văn khấn. Vãi gạo, muối ra trước cửa ngõ (vãi riêng từng thứ). Lúc tàn hết hương thì xin hạ lễ. Lúc tàn hết hương thì xin hạ lễ, đem thịt và trứng sống luộc chín.

Các đồ thờ khác

Với các vật dụng bằng gốm, sứ thì thực hiện tương tự như đối với bát hương. Các vật dụng bằng đồng khó khăn hơn rất nhiều bỏ cũng không được mà đốt không xong, đập phá lại tối kị. Lúc này chỉ còn việc sử dụng lại vào một mục đích khác trong, mang công đức vào chùa để nhà chùa đúc tượng, đúc chuông hoặc mang thanh lí. Tuyệt đối không được bán đồng nát hoặc vứt cùng rác thải.

Đối với các bức tượng khi muốn bỏ đi cũng tiến hành xử trí như vậy hoặc có thể mang lên chùa nhờ nhà chùa hướng dẫn cách xử lí. Tủ thờ hay án gian thờ chức năng là giá đỡ có thể tận dụng hoặc thanh lý đều được.

Những lưu ý khi xử lí đồ thờ cũ

Theo chuyên gia phong thủy Mạnh Chiến, thay bàn thờ mới nên chú ý chọn ngày, giờ phù hợp với tuổi gia chủ, tránh những ngày xấu. Gia chủ nên nhớ điều cấm kỵ “bàn thờ đang thờ tự mình muốn động là động, không nói năng gì”.

Bàn thờ mới cũng bày biện đồ lễ như trên, sau khi thành tâm khấn vái an vị nơi bàn thờ mới rồi đem đồ vật cũ đi tiêu hủy, như vậy sẽ không phạm húy. Tối kỵ rút chân hương rồi cầm bát hương đổ tro bừa bãi ra ngoài bởi như thế sẽ bị “tán tài”. Chân hương tỉa ra nên đốt, tro được thả xuống sông, hồ hoặc hòa nước bón cây, không nên đổ lung tung.

Theo vietnammoi.vn

Hy vọng những phương thức xử lý đồ thờ cũ trên của chúng tôi tổng hợp và mang đến hôm nay hữu ích cho bạn. Ngoài ra những thắc mắc và có nhu cầu liên quan đến đồ cũ Đà Nẵng hãy liên hệ ngay cho Hunter chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn và mua sắm thanh lý với mức giá tốt nhất thị trường

Xem hơn 100 mẫu bàn ghế cũ Đà Nẵng giá rẻ có sẵn: https://docuhunter.com/tu-khoa/ban-ghe-cafe-tai-da-nang

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0705.170.375
Chat để được hỗ trợ